Intel Core 14th Meteor Lake: chip U, H mới, pin laptop ngon hơn, GPU Arc tích hợp đã mạnh ngang GPU tích hợp của AMD
– [ ] Vừa rồi Intel đã giới thiệu Intel Core thế hệ thứ 14, một thế hệ kiến trúc hoàn toàn mới so với những gì chúng ta từng hình dung về CPU trước đây
– [ ] Đây có thể là lần nâng cấp chip lớn nhất mà Intel từng thực hiện, tương đương như thời single core lên dual core, hay từ thời CPU lên SoC
– [ ] Meteor Lake là thế hệ đầu tiên được Intel dùng công nghệ chiplet để xây dựng chip, tuy nhiên không như AMD chủ yếu dùng chiplet để scale các nhân CPU tùy theo từng dòng chip, Intel còn tách chip của họ thành nhiều module khác nhau
– [ ] Trên CPU Meteor Lake, mỗi module sẽ được gọi là 1 tile, đảm nhận những chức năng khác nhau. Hiện tại theo Intel công bố, sẽ có các Tile là
– [ ] Base Tile: lớp nền bên dưới, phục vụ một số kết nối nội chip và lớp nền để gắn lên
– [ ] Compute Tile: nơi chứa các nhân P Core và E Core, phục vụ chức năng chính của CPU
– [ ] Graphic Tile: nơi chưa nhân xử lý đồ họa, một biến thể của Intel Arc
– [ ] IO Extender Tile: nơi chứa bộ xử lý cho các cổng kết nối, bao gồm cả PCIe và Thunderbolt
– [ ] SoC Tile: trong này có thêm 2 E Core nữa, phiên bản mới luôn, media engine, NPU AI, kiểm soát luôn cả WiFi, Bluetooth
– [ ] Việc tách Tile là để sau này Intel có thể scale con chip của họ dễ hơn, các thành phần ít phụ thuộc vào nhau. Ngoài ra, mỗi Tile sẽ có mức độ tiêu thụ điện khác nhau, giúp tối ưu về thời gian dùng pin cho thiết bị di động. Thực chất, mỗi Tile sẽ cần có bộ phận quản lý năng lượng riêng, và Intel ứng dụng 1 cơ chế quản lý năng lượng theo cấp cho dòng Metero của họ: từ mức chip > tile > các thành phần nhỏ bên trên
– [ ] Điểm thú vị là không phải mọi Tile đều do chính Intel làm, mà họ sẽ mix sẽ Intel và TSMC. Compute Tile được sản xuất trên dây chuyền Intel 4, nâng cấp so với Intel 7 hiện nay. Còn Graphics Tile thì dùng dây chuyền 5nm của TSMC, trong khi IO Tile và SoC Tile dùng dây chuyền 6nm của TSMC.
– [ ] Các nhân P Core của Compute Tile hơi giống Intel Core 13 hiện nay về kiến trúc, có thể sẽ tăng xung, nhưng số IPC thì không đổi
– [ ] Còn về E-Core, đây là kiến trúc nhân mới tên Crestmont. Trên Compute Tile sẽ dùng 8 nhân E Core, còn SoC Tile có thêm 2 nhân E Core nữa. Số lượng có thể thay đổi tùy theo dòng chip.
– [ ] Vậy tại sao lại có 2 nhân nằm lẻ loi trên SoC Tile? Đó là do Intel đã nâng cấp hệ thống chia task Intel Thread Director để hoạt động theo kiểu mới
– [ ] Ngày xưa: tác vụ luôn được đẩy vô P Core trước, chẳng thèm thử qua E Core luôn. Nếu thấy tác vụ không cần đến P Core thì di chuyển xuống E Core. Sẽ có chu trình để thỉnh thoảng đưa tác vụ đang chạy ở E lên P để phân loại trở lại, nếu thấy cần thì đưa lên P.
– [ ] Còn bây giờ: Cố gắng để task thử chạy ở E Core mới trên SoC Tile. Nếu không được thì di chuyển lên Compute Tile, từ đó phân loại vào E hoặc P tùy nhu cầu của tác vụ. Mục tiêu: phân loại task chính xác hơn và tăng khả năng tiết kiệm điện => để coi thực tế có ảnh hưởng gì về performance hay không
– [ ] Tất cả nhân E Core sẽ đều là 1 thread / nhân, còn P core là 2 thread / nhân. Các nhân E core giờ cũng được bổ sung tập lệnh chuyên dùng cho AI giống P Core
– [ ] Về bộ xử lý đồ họa tích hợp mới: tăng gấp đôi mức hiệu năng / watt so với Intel Iris Xe trên Core 12, hỗ trợ các tính năng encode, decode mới của Arc, nó dùng kiến trúc mới tên Xe-LPG (low power gaming)
– [ ] Ngoài ra, năm nay Intel đã bố trí nhân xử lý AI riêng, như vậy đã có thể cạnh tranh với AMD Ryzen AI trong 1 số dòng AMD
Nghe nói sắp có máy Intel Core Ultra về Việt Nam, mình sẽ ráng mượn về test thử cho mọi người xem nhé. Nếu Intel thật sự làm tốt đúng như những gì họ nói, thì Core Ultra là cái quan trọng để giúp họ “back in the game” sau 1 thời gian bị AMD và Apple bỏ xa về hiệu năng trên lượng điện tiêu thụ.
Bình luận trên Facebook